Kho lạnh bảo quản khoai tây giống đang dần trở nên phổ biến với các vùng chuyên canh trồng khoai. Kho lạnh bảo quản giúp làm giảm tỷ lệ hao hụt, cũng như đảm bảo chất lượng củ giống tốt, giúp cho sản xuất khoai tây thương phẩm có hiệu quả.
Củ giống hoặc khoai tây giống là yếu tố quan trọng và quyết định để sản xuất có hiệu quả khoai tây thương phẩm. Trồng bằng củ là phương pháp trồng khoai tây truyền thống và phổ biến ở hầu khắp các nơi. Khoai tây sinh sản vô tính: củ sinh ra cây, cây sinh ra củ cứ như vậy đời đời truyền nhau. Khoai tây sinh sản vô tính nên sẽ có hiện tượng giống thoái hóa khi mà cây bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh vi rut truyền qua củ, nếu trồng củ bị bệnh, chắc chắn cây sẽ ít củ, củ nhỏ hoặc không có củ. Để khắc phục hiện tượng thoái hóa giống thì cần có củ giống tốt, đòi hỏi phải có quy trình kỹ thuật sản xuất và bảo quản khoai tây giống, cải tiến hơn phương pháp truyền thống.
Hầu hết các giống khoai tây cần được sản xuất củ giống tốt để cung cấp cho sản xuất khoai thương phẩm. Một số nơi có sự nhầm lẫn giữa củ giống với khoai giống. Coi giống khoai mới như là củ giống tốt, trong khi giống khoai mới này chưa được thử nghiệm rộng rãi, chưa đưa vào sản xuất giống chặt chẽ nên khi giống đã không đạt kết quả như ý.
Củ khoai tây giống cần có những tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất khoai tây giống: gồm có 3 cấp giống: giống xác nhận, giống nguyên chủng và giống siêu nguyên chủng;
- Tiêu chuẩn của khoai tây giống: chủ yếu là mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, độ thuần giống cao;
- Nhổ bỏ cây khác giống và cây bệnh: đây là khâu quan trọng trong kỹ thuật sản xuất giống:
- Thời gian nhổ cây bệnh và cây khác giống: lần 1: sau khi trồng cây 20-25 ngày; lần 2: sau khi trồng câu 35-40 ngày; lần 3: trước khi thu hoạch 2 tuần;
- Cây nhổ bỏ: là những cây bị bệnh virut: Virut xoăn lùn, virut cuốn lá, vi rut khảm lá; Những cây bị bệnh héo xanh; Những cây bị bệnh lở cổ rễ; sạch bệnh héo vàng; và những cây khác giống;
- Phương pháp nhổ: Nhổ cả cây, cả củ cái và củ con cho vào túi đứng, đem đi xa ruộng giống để tiêu huỷ. Đi lần lượt từng hàng khoai, tránh bỏ sót. Không để cây bệnh trên ruộng khoai;
- Thu hoạch và bảo quản khoai tây giống:
- Thu hoạch khoai:
Để có năng suất cao, vừa bảo đảm phẩm cấp giống, cần phải xác định đúng thời điểm thu hoạch khoai giống. Khoai giống nên thủ hoạch sớm hơn khoảng 5 – 7 ngày so với khoai thương phẩm. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được.
Với hầu hết các giống khoai, thường khi khoai được 60 – 70 ngày tuổi là giai đoạn đang lớn nhanh của củ; chỉ 20 – 25 ngày sau, sản lượng sẽ tăng lên tới 25 – 30%. Vì vậy khi khoai được 60 – 70 ngày tuổi cần lưu ý: tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu trời mưa phải tháo kiệt nước; không làm tổn hại đến bộ lá cây như cắt lá, cắt thân cây.
Nên thu hoạch khoai vào ngày khô ráo, phân loại cỡ củ ngay trên ruộng để hạn chế làm sây sát cỏ củ khi đảo khoai nhiều lần;
Cần đặc biệt chú ý thải loại triệt để các củ bị bệnh khi phân loại, tránh lây lan bệnh về sau;
Những củ khoải có vỏ mảu xanh vẫn có thế dùng làm giống; với những giống xác nhận, những củ khoai nhỏ hơn 25g thì k dùng làm giống;
- Bảo quản khoai giống:
Bảo quản khoai giống bằng kho lạnh bảo quản:
Kho lạnh bảo quản khoai tây giống là biện pháp bảo tiên tiến hiện nay. Bảo quản khoai giống bằng kho lạnh giảm tổn thất khoai, củ giống trẻ, cây phát triển khỏe, giảm sự thoái hóa giống, khi trồng cho nhiều củ to, năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình kho lạnh bảo quản khoai giống cần được phổ biến, nhân rộng hơn nữa.
Kỹ thuật bảo quản củ khoai tây giống bằng kho lạnh, cần chú ý: sau khi thu hoạch khoai cần sớm đưa vào kho lạnh để bảo quản. Thời gian đưa khoai vào kho lạnh bảo quản không quá 7 ngày kể từ lúc thu hoạch.
Kho lạnh bảo quản khoai tây giống không diệt được nấm bệnh trên củ giống: nếu củ giống bị bệnh mà được bảo quản trong kho lạnh thì thường chưa phát hiện bệnh, nhưng khi trồng ra ruộng sẽ phát hiện.
Ngoài bảo quản khoai giống bằng kho lạnh, đối với những giống khoai có thời gian ngủ dài, có thể bảo quản bằng tán xạ.