Hotline: 0923199968

Kỹ thuật sản xuất giống khoai tây sạch bệnh|Kho lạnh bảo quản khoai tây giống

Mô hình kho lạnh bảo quản khoai tây đã trở thành phổ biến, được ứng dụng rộng rãi tại các vùng chuyên canh trồng khoai tây. Đặc biệt kho lạnh bảo quản khoai tây giống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn giống tốt, tạo ra những giống khoai tây sạch bệnh.

lap-dat-kho-lanh-bao-quan-khoai-tay

Kỹ thuật sản xuất khoai tây sạch bệnh:

1 – Chuẩn bị đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, chân đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa có tầng canh tác dày, độ màu mỡ cao, thuận tiện tưới tiêu nước.
2 – Chọn vùng sản xuất giống:

  • Vùng sản xuất giống phải sạch cỏ dại và các cây trồng khác, vụ trước không trồng khoai tây.
  • Cách ly không gian hoặc thời gian theo quy định chung như: Đối với giống siêu nguyên chủng phải được nhân trong nhà lưới cách ly côn trùng, giống nguyên chủng nhân trong vùng cách ly an toàn cả về không gian hoặc thời gian còn sản xuất giống xác nhận phải nhân cách xa ruộng khoai tây khác ít nhất 5m.

3 – Thời vụ trồng: thời vụ sản xuất giống tốt nhất là trồng vào vụ Xuân (tháng 12 hoặc kéo dài tới 10 ngày đầu tháng 1 năm sau; thời gian thu hoạch vào tháng 3 hoặc đầu tháng 4.

4 – Chuẩn bị đất và lên luống: 

  • Chuẩn bị đất: Dùng trâu bò hoặc dùng máy cày bừa làm nhỏ đất, kết hợp với thu gom rơm rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai tây. Đất nhỏ tơi là thích hợp với khoai tây.
  • Lên luống: Luống đơn trồng 1 hàng, luống rộng khoảng 60-70cm, cây cách cây 25-30 cm. Lên luống hàng đôi rộng từ 120-140cm, hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 25-30cm, luống cao 0,25 m để thuận tiện cho việc tưới và tiêu nước.

5 – Phân bón và cách bón:

  • Lượng phân bón: xác định lượng phân bón phù hợp với từng giống khoai tây (thành phần gồm phân HCVS, đam Urea, lân Supe và Kali Clorua);
  • Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 1/3 lượng phân đạm và kali. Sản xuất khoai tây giống trong điều kiện vụ Xuân, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên bón thúc và vun 1 lần hết số đạm và kali còn lại, sau khi cây cao 20-25 cm, kết hợp làm sạch cỏ, vun cao luống và tạo vồng luống.

6 – Mật độ và cách trồng:

  • Mật độ trồng đối với củ bi (mini tubur) trồng 10 vạn củ/ha, chọn cỡ củ từ 5 đến trên 10 gram, khoảng cách đặt củ cách nhau từ 15-20 cm. Mỗi khóm sẽ mọc từ 1-2 thân cây đảm bảo có từ 15-20 thân/m2.
  • Mật độg trồng đối với củ bình thường chọn cỡ củ từ 50 gram/củ trở lên (đường kính khoảng 3-4cm) thì cứ 1m2 trồng 6 củ/m2, thì mật độ tương đương 6 vạn cây/ha, với cỡ luống như trên, thì khoảng cách đặt củ cách nhau 25-30cm. Mỗi khóm sẽ mọc 3-4 thân cây, đảm bảo có trên 20 thân/m2.
  • Cách trồng: Sau khi rạch hàng trồng thì bón lót phân hữu cơ vi sinh, đạm và lân vào rạch rồi lấp một lớp đất mỏng lên phân, sau đó tiến hành đặt củ giống. Khi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hoá học vì làm nh­ư vậy củ giống dễ bị chết xót vì phân. Sau khi đặt củ thì lấp đất phủ lên củ giống một lớp đất dầy 3 – 5cm, sau đó vét rãnh lên luống. Khi trồng, trư­ờng hợp đất khô thì phải tư­ới nư­ớc để cây mọc nhanh;

7 – Tưới nước:

Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất l­ượng củ khoai tây là nước. Thời gian cây khoai sống trên ruộng khoảng trên d­ưới 90 ngày, trong đó 60-70 ngày đầu từ khi trồng, cây khoai tây rất cần nư­ớc. Phư­ơng pháp t­ưới nư­­ớc cho khoai tây phổ biến hiện nay là t­ư­ới rãnh, t­ư­ới nư­­ớc phải kết hợp liên hoàn với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc. Tưới nước còn tuỳ thuộc vào độ ẩm đồng ruộng và điều kiện thời tiết để ấn định số lần tưới nước cho khoai tây, trong một vụ trồng thường có 2 -3 lần t­ưới nư­­ớc.

  • Lần tưới 1: Khi khoai đã mọc cao khoảng 15-20cm đất khô thì tư­­ới nư­­ớc. Đối vi đất cát pha, cho n­ư­ớc vào rãnh ngập 1/2 luống, mỗi lần chỉ nên cho vào 3 – 4 rãnh, khi đủ nư­­ớc thì cho nư­­ớc vào tiếp 3 – 4 rãnh khác, lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới, như vậy nước thấm đều vào luống. Đối với đất thịt, cho nư­­ớc vào rãnh ngập 1/3 luống và cho nư­­ớc vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn, vì đất thịt thẩm nước chậm hơn.
  • Lần tưới 2: Khoảng 2-3 tuần sau lần tư­­ới 1, thấy đất khô thì t­ư­ới lần 2, làm như­­ lần 1.

8 – Chăm sóc:

Xới đất, làm cỏ, bón phân thúc và vun luống th­ường là những công việc kết hợp với nhau, tiến hành làm cùng đợt chăm sóc và thư­ờng làm sau đợt t­ưới nư­ớc, khi đất đã khô ráo.

  • Chăm sóc đợt 1: Khi cây cao khoảng 15 – 20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc hết lượng bón trên rồi vun cao luống. Khi bón phân thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai tây, không bón phân trực tiếp vào gốc cây làm cây chết. Trong quá trình chăm sóc tiến hành khử cây bị lẫn giống, khác loài, khác dạng, thanh lọc đồng ruộng và nhổ bỏ cây bệnh.
  • Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 từ 15 – 20 ngày, cây khoai đã đ­ược khoảng 45-50 ngày tuổi, tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Cần lấy đất ở rãnh luống để vun cho to luống. Trong quá trình chăm sóc tiến hành khử cây bị lẫn giống, khác loài, khác dạng, thanh lọc đồng ruộng và nhổ bỏ cây bệnh.

9 – Phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây:

Cần theo dõi, phát hiện sâu bệnh sớm để có biện pháp phòng ngừa. Sâu bệnh hại khoai tây có nhiều loại, nhưng bà con để ý các loại sau: bệnh virut (virut xoăn lùn, bệnh virut cuốn lá, bệnh virut khảm lá);

Biện pháp phòng trừ bệnh virut: Không dùng thuốc hoá học để phòng trừ mà phải nhổ bỏ cả cây cả củ của cây bị bệnh đem đi tiêu huỷ, Sử dụng giống sạch bệnh để trồng.

Ngoài ra, khoai tây còn bị mắc các bệnh sau:

  • Bệnh héo xanh hay còn gọi là héo rũ; Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. Luân canh khoai tây với lúa n­ước, không bón phân tư­ơi, không dùng nư­ớc t­ưới nhiễm khuẩn, nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh và tiêu huỷ và chư­a có thuốc hoá học phòng trừ.
  • Bệnh mốc sư­ơng: Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. Kiểm tra đồng ruộng th­ường xuyên, khi phát hiện có ổ bệnh thì khẩn trư­ơng tập trung diệt ổ bệnh và phun thuốc phòng trừ cả cánh đồng trồng khoai. Có thể dùng thuốc Booc đô nồng độ 1% hoặc Zinep 80WP, Benzel 70WP, Ridomil Golde 68WP… để phòng trừ.
  • Bệnh lở cổ rễ: Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng, khi làm đất phải dọn sạch rơm rác, gốc rạ, nhất là ruộng lúa, bị bệnh khô vằn. Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan, dùng thuốc Moceren 25% WH với nồng độ 10 – 12 gam/1 bình phun tay.
  • Sâu xám: Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch gốc rạ, bắt bằng tay là biện pháp hữu hiệu.
  • Rệp sáp: Có thể dùng thuốc Pegasus 500EC hoặc Treebon 10EC để phun.
  • Nhện trắng: Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Ortus 5SC hoặc Pegrasus SC để phun.
  • Bọ trĩ: Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Treebon 10EC hoặc Sumicidin 20ND hoặc Bassa 50EC để phòng trừ.

10 – Kiểm định đồng ruộng và kiểm nghiệm lô giống khoai tây

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia để thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá, kiểm định đồng ruộng vào các thời điểm 30 NST, 45NST và trước khi thu hoạch 5-7 ngày theo quy chuẩn kỹ thuật TCVN 8550: 2011 và lấy mẫu kiểm nghiệm lô giống củ khoai tây cũng theo quy chuẩn kỹ thuật TCVN 8549:2011 đây là việc làm bắt buộc trong sản xuất khoai tây giống.

11 – Thanh lọc đồng ruộng

Để nâng cao độ sạch bệnh của củ giống, thì công tác thanh lọc, nhổ bỏ cây bị bệnh cây khác giống, và cây khác dạng là rất quan trọng, thời gian thanh lọc vào các lần sau trồng 30 ngày, sau trồng 45 ngày, trước khi thu hoạch 15-20 ngày nhổ cả cây, củ cái và củ con, cho vào túi đựng đem đi xa ruộng giống để tiêu huỷ, đi lần lượt từng từng hàng khoai, tránh bỏ sót. Không để cây bị trên ruộng khoai.

kho-lanh-bao-quan-khoai-tay

12 – Thu hoạch và bảo quản khoai tây giống

  • Thu hoạch: Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng ruộng. Để có năng suất cao, vừa đảm bảo được phẩm cấp giống, cần phải xác định thời điểm thu hoạch khoai tây giống. Nếu thu hoạch cây còn non, thì năng suất sẽ thấp, vỏ củ dễ bị xây xát, mã xấu. Nếu thu hoạch khoai tây quá già, năng suất cao, vỏ củ chắc, nhưng nấm bệnh và vi khuẩn ở cây có thể truyền vào củ. Vì vậy, thu hoạch khoai tây giống nên thu hoach sớm hơn khoảng 5-7 ngày so với khoai tây thương phẩm. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được. Thư­ờng khi khoai đư­ợc 60 – 70 ngày tuổi là giai đoạn đang lớn nhanh của củ. Chỉ 20 – 25 ngày sau, sản l­ượng sẽ tăng lên tới 25 – 30%. Vì vậy, sau khi đ­ược 60 – 70 ngày tuổi cần phải: Tuyệt đối không cho nư­ớc vào ruộng khoai, nếu trời mưa phải tháo kiệt nước. Không làm tổn hại đến bộ lá như­ cắt cho lợn hoặc trâu bò. Thu hoạch khoai vào ngày khô ráo. Phân loại cỡ củ ngay trên ruộng, để hạn chế việc đảo khoai nhiều lần, tránh làm sây sát vỏ củ. Khi phân loại cần đặc biệt chú ý thải loại triệt để các củ bị bệnh nếu không sau này bệnh sẽ lây lan. Những củ có vỏ màu xanh vẫn có thể dùng làm giống. Với giống xác nhận, những củ khoai nhỏ hơn 25 gram thì không dùng làm giống.
  • Bảo quản khoai tây giống: Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay, do có những ­ưu điểm: Tổn thất khoai trong kho lạnh ít, củ giống trẻ, cây phát triển khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho năng suất cao, củ to, hiệu quả kinh tế cao.

Kho lạnh bảo quản khoai tây không diệt đư­ợc nấm bệnh trên củ giống. Củ giống bị bệnh mà đưa vào kho lạnh bảo quản thư­ờng chư­a phát bệnh, nh­ưng khi trồng ra ruộng sẽ phát bệnh.

Sau khi thu hoạch khoai cần sớm đưa vào kho lạnh bảo quản để chạy máy, giới hạn là 7 -10 ngày, không nên quá thời gian trên.

Hotline: 0923199968

0923199968